Tọa lạc trên con đường Trần Phú sầm uất của trung tâm thành phố Đà Lạt mộng mơ, nhà thờ Con Gà hiện lên sừng sững, hiên ngang như một biểu tượng của sự cổ kính và thiêng liêng. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, mà còn là chốn về bình yên chứa đựng biết bao câu chuyện lịch sử, văn hóa và truyền thuyết ly kỳ được kể từ đời này sang đời khác của người dân Đà Lạt. Trong bài viết này, hãy cùng Vivu Việt Nam tìm hiểu về nhà thờ Con Gà – ngôi thánh đường cổ kính giữa lòng Đà Lạt mờ sương.
Cùng chủ đề:
- Khám phá nét đẹp thu hút của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Thiền Viện Vạn Hạnh – Ngôi chùa tâm linh nhất tại Đà Lạt
Đôi nét về nhà thờ Con Gà
- Địa chỉ: 15 Trần Phú, P.3, TP. Đà Lạt, T. Lâm Đồng
Là một trong các nhà thờ ở Đà Lạt, nhà thờ Con Gà, hay còn được gọi là Nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt (tên tiếng Anh là Nhà thờ Chính Tòa Thánh Nicôla Bari), là một công trình kiến trúc Công giáo đặc sắc và có quy mô lớn nhất tại Đà Lạt. Được khởi công xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành vào năm 1942, nhà thờ cho đến nay đã trải qua ba giai đoạn thi công, để rồi nay trở thành một biểu tượng văn hóa và tôn giáo không thể thiếu của thành phố mộng mơ này.
Nằm trên đường Trần Phú, một vị trí đắc địa tại trung tâm Đà Lạt, du khách có thể dễ dàng di chuyển từ các khách sạn lân cận để đến với nhà thờ Con Gà. Đồng thời, vị trí này còn giúp du khách thuận tiện kết hợp với các địa điểm tham quan nổi tiếng khác tại Sài Gòn như Quảng trường Lâm Viên, chợ Đà Lạt, và khám phá ẩm thực phong phú của thành phố ngàn hoa.
Với kiến trúc Gothic ấn tượng, nhà thờ thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và không gian yên bình giữa lòng đô thị nhộn nhịp. Tháp chuông cao 47 mét với biểu tượng con gà trống bằng đồng trên đỉnh – tượng trưng cho sự tỉnh thức và đức tin, là điểm nhấn nổi bật của nhà thờ. Có thể nói rằng, nhà thờ Con Gà không chỉ là nơi cử hành thánh lễ và các nghi thức tôn giáo quan trọng của cộng đồng Công giáo, mà còn là điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi các du khách có dịp ghé thăm Đà Lạt.
Giá vé tham quan và giờ mở cửa của nhà thờ Con Gà
Nhà thờ Con Gà là một trong những địa điểm nên đi ở Đà Lạt miễn phí và bạn sẽ không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào khi đến đây. Vậy nên, hãy yên tâm thêm nhà thờ Con Gà vào danh sách các điểm đến mà bạn sẽ ghé thăm khi có dịp du lịch tại Đà Lạt.
Ngoài ra, vì là một địa điểm tôn giáo, đồng thời cũng là nơi thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan mỗi năm, nên nhà thờ Con Gà sẽ luôn mở rộng cửa chào đón tất cả mọi người ghé đến. Tuy nhiên, nếu muốn mang về những tấm hình đẹp nhất, bạn nên sắp xếp thời gian đến đây vào ban ngày.
Tổng hợp 1000+ địa điểm du lịch nổi tiếng, góc check-in đẹp và danh lam thắng cảnh hấp dẫn trên khắp toàn quốc bạn không thể bỏ lỡ!
Cách di chuyển đến nhà thờ Con Gà
Xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chạy đến vị trí vòng xoay ở gần chợ Đà Lạt, sau đó qua cầu với lối ra thứ hai để tiến về đường Lê Đại Hành. Tiếp tục đi, bạn sẽ nhìn thấy một vòng xoay tiếp theo, hãy rẽ phải rồi chạy tầm 100m nữa sẽ thấy một ngã ba. Lúc này, bạn chỉ cần rẽ trái để đi lên dốc rồi chạy thêm tầm 200m nữa là đến nơi. Ngay khi vừa đến nơi, bạn sẽ bị hút mắt bởi loài hoa trạng nguyên đỏ rực cả một góc trời nằm xen kẽ giữa các tòa bên trong nhà thờ.
Sự tích xa xưa về nhà thờ Con Gà
Nhà thờ Con Gà không chỉ là một biểu tượng của Đà Lạt mà còn là “nhân chứng sống” đi cùng với thành phố trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Vào năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin đã đặt chân đến và khám phá cao nguyên Lâm Viên lần đầu tiên. Ít lâu sau đó, ông đưa ra đề xuất về việc xây dựng một trạm nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, và ý tưởng này được chính quyền Pháp chấp thuận. Từ đó, Đà Lạt bắt đầu đặt nền móng hình thành và phát triển cho đến hiện nay.
Cùng với Yersin là linh mục Robert thuộc Hội Công giáo Paris, ông đã mang câu chuyện về Đà Lạt đến với Hội của mình. Nhưng mãi cho đến 1917, mới có một linh mục khác từ Viễn Đông đến Đà Lạt. Mục đích của ông là tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho các giáo sĩ, và một dưỡng viện giáo đồ đã được khởi công xây dựng từ đó. Đến cuối tháng 4/1920, Giám mục Quinton đã quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.
Cuối cùng, vào chủ nhật ngày 19 tháng 7 năm 1931, nhà thờ Con Gà đã chính thức được khởi công xây dựng với người đặt viên gạch đầu tiên là giám mục Colomban Dreyer. Từ đó, nhà thờ đã trở thành biểu tượng văn hóa và tôn giáo quan trọng của Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.
>> Bạn có kế hoạch ghé thăm thành phố ngàn hoa? Hãy cùng Vivu Việt Nam khám phá từ A – Z cho chuyến đi tại đây: Du lịch Đà Lạt <<
Điểm thú vị thu hút du khách đến với nhà thờ Con Gà
Dưới đây là một số điểm đặc biệt khiến cho nhà thờ Con Gà trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt như hiện tại:
Vì sao có tên gọi là nhà thờ Con Gà
Nhiều du khách thường thắc mắc về lý do tại sao nhà thờ lại được gọi là là Nhà thờ Con Gà. Thực chất, điều này xuất phát từ sự đặc biệt trên đỉnh tháp chuông của nhà thờ chính tòa Đà Lạt – nơi có một cục thu lôi được đúc hình con gà cực kỳ độc đáo. Trong Công giáo, hình ảnh này được xem như biểu tượng gà trống Gaulois của Pháp, đồng thời, đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho thánh Phêrô và sự tỉnh thức, sám hối theo kinh Tân Ước. Vậy nên, cái tên này đã dần trở nên quen thuộc và gắn liền với nhà thờ này cho đến thời điểm hiện tại.
Khám phá kiến trúc đặc biệt của nhà thờ Con Gà
Nhà thờ Con Gà không chỉ là điểm đến văn hóa và tôn giáo đặc biệt, mà nơi đây còn thu hút du khách bởi lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Kiến trúc nơi đây là sự kết hợp đầy tinh tế giữa phong cách Roma cổ điển cùng vẻ đẹp tự nhiên của thành phố mù sương, tất cả sẽ tạo nên một không gian đẹp đẽ, thiêng liêng đến nao lòng.
Nhà thờ được thiết kế theo dạng tổng thể đối xứng hình chữ thập, với chiều dài 65m, chiều rộng 14m và cửa chính hướng về ngọn núi Langbiang hùng vĩ của Đà lạt. Tại đây, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn xa xăm để thu trọn vẻ đẹp rừng núi. Không chỉ thế, nhà thờ còn sở hữu tháp chuông khổng lồ với độ cao lên đến 47m để du khách dễ dàng nhận thấy dù là ở khoảng cách rất xa.
Trong thánh đường, nhà thờ Con Gà sẽ được chia thành 3 gian với 2 gian nhỏ và 1 gian lớn ở giữa. Gian lớn nhất sẽ bao gồm chính điện và bàn ghế, còn gian nhỏ được dùng để chứa lối đi và các dãy bàn phụ.
Đặc biệt, bạn sẽ choáng ngợp trước không gian tuyệt đẹp bên trong. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Roman, nên bên trong sẽ cực kỳ tráng lệ với 70 tấm kính màu khác nhau được chế tạo bởi xưởng Louis Balmet ở Pháp. Những tấm kính này không chỉ mang đến sự huyền bí, mờ ảo cho không gian, mà còn chiếu sáng mọi nơi trong thánh đường để mang lại cảm giác thoáng mát, rộng rãi khi tham quan bên trong.
Thời gian đi lễ trong nhà thờ Con Gà
Nếu bạn là người theo đạo Công giáo và có ý định tham dự lễ tại nhà thờ Con Gà, hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn hòa trong không khí trang nghiêm của nơi đây, bạn có thể đến nhà thờ trong một số khung giờ sau:
- Ngày Thường: 5:15 và 17:15
- Chủ Nhật: 5:30, 7:00, 8:30, 16:00, 18:00
Với các khung giờ trên, hãy sắp xếp lịch trình và đến dự lễ tại nhà thờ Con Gà trong khoảng thời gian phù hợp nhất, bạn nhé!
Một số địa điểm du lịch lân cận nhà thờ Con Gà
Tọa lạc tại khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn có thể dễ dàng di chuyển từ nhà thờ Con Gà đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở vị trí lân cận, chẳng hạn như:
- Hồ Xuân Hương: Cách nhà thờ khoảng 1.2km
- Quảng trường Lâm Viên: Cách nhà thờ khoảng 1.2km
- Dinh Bảo Đại 3: Cách nhà thờ khoảng 1.8km
- Nhà ga Đà Lạt: Cách nhà thờ khoảng 2.3km
- Vườn hoa thành phố Đà Lạt: Cách nhà thờ khoảng 2.7km
- Thác Datanla Đà Lạt: Cách nhà thờ khoảng 5.8km
- Cáp treo Đà Lạt: Cách nhà thờ khoảng 8.6km
Bên trên là những điểm nổi bật của nhà thờ Con Gà mà bạn có thể khám phá khi đến với thành phố ngàn hoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế lịch trình hoàn hảo nhất với các địa điểm du lịch Đà Lạt lân cận mà Vivu Việt Nam đã chia sẻ ở trên để có cho mình những trải nghiệm trọn vẹn nhất. Chúc bạn có một chuyến đi đáng nhớ tại Đà Lạt nói chung và nhà thờ Con Gà nói riêng!