Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1929, là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể của dân tộc kể từ thời vua Hùng đến nay. Bảo tàng thường xuyên được du khách trong nước và nước ngoài ghé thăm. Hãy cùng Vivu Việt Nam khám phá bảo tàng này với nội dung sau đây nhé!
Giới thiệu về bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh
- Tên gọi: Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh – tên cũ là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam Kỳ).
- Địa chỉ: Số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Hướng dẫn đường đi: Nằm ngay cạnh Thảo Cầm Viên.
- Giờ mở cửa: Từ 8h00 – 11h30 AM và 1h00 – 5h00 PM từ thứ Ba đến Chủ nhật hàng tuần.
Bảo tàng lịch sử Tp.HCM được thành lập vào năm 1929 bởi Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (École française d’Extrême-Orient). Ban đầu, bảo tàng có tên gọi là Musée Blanchard de la Brosse để tôn vinh nhà toàn quyền Pháp tại Đông Dương – Blanchard de la Brosse.
Sau năm 1956 bảo tàng đổi thành “Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” và đến năm 1979, bảo tàng có tên “Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đến nay, bảo tàng này là nơi bảo tồn và giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử từ thời tiền sử đến nay của Việt Nam. Thông qua bảo tàng, thế hệ trẻ dễ dàng hiểu và trân trọng những di sản của cha ông. Ngoài ra, bảo tàng cũng là nơi bảo tồn hiện vật, tài liệu lịch sử, hỗ trợ quá trình nghiên cứu, triển lãm, hội thảo về kiến thức lịch sử.
Xem thêm: tổng hợp các địa điểm du lịch Sài Gòn tại đây mà Vivu Việt Nam đã tổng hợp lại
Hướng dẫn di chuyển đến bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Một trong những công viên lớn và lâu đời nhất thành phố. Do đó, việc di chuyển đến bảo tàng không quá khó khăn, bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe buýt, ô tô, xe máy hay thậm chí là đi bộ:
Di chuyển bằng xe máy và ô tô cá nhân đến bảo tàng Tp.HCM
Xe máy và ô tô là hai phương tiện linh hoạt nhất thành phố. Bạn có thể sử dụng xe cá nhân hoặc thuê xe, thuê grab thông qua ứng dụng di động để di chuyển. Nếu chưa biết đường đi, hãy sử dụng Google Maps để tìm đường đến bảo tàng.
Bảo tàng và những khu vực xung quanh bảo tàng có các bãi đỗ xe riêng. Tuy nhiên, giờ cao điểm có thể khá đông nên đôi khi bạn sẽ khó khăn một chút trong việc tìm chỗ đậu xe.
Tổng hợp 1000+ địa điểm du lịch nổi tiếng, góc check-in đẹp và danh lam thắng cảnh hấp dẫn trên khắp toàn quốc bạn không thể bỏ lỡ!
Di chuyển đến bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh bằng xe buýt
Hệ thống xe buýt của thành phố Hồ Chí Minh rộng khắp và rất tiện lợi. Một số tuyến xe buýt đi qua gần bảo tàng như:
- Tuyến 05: Từ Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Biên Hòa.
- Tuyến 14: Từ Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây.
- Tuyến 18: Từ Bến Thành – Chợ Hiệp Thành.
- Tuyến 52: Từ Đại học Quốc gia – Chợ Bến Thành.
Du khách dừng tại các trạm và tiếp tục di chuyển bằng đường bộ đến bảo tàng khá dễ dàng.
Đến bảo tàng bằng cách đi bộ
Nếu bạn đang ở trong khu vực trung tâm Quận 1 thì việc đi đến bảo tàng trên đôi chân của mình hoàn toàn khả thi và không mất nhiều thời gian. Thành phố có nhiều tuyến đường đẹp, hỗ trợ cho người đi bộ.
Bạn có thể vừa đi bộ vừa ngắm cảnh, đồng thời, thay vì đi thẳng đến bảo tàng, bạn cũng có thể ghé qua những địa điểm du lịch khác như công viên hoặc thử nếm những món ăn đường phố cho thật no.
>> Ăn – Chơi chất khi du lịch Sài Gòn với bộ sưu tập “ô mê ly” từ Vivu Việt Nam <<
Không gian trưng bày trong bảo tàng lịch sử Tp.HCM
Bảng tàng hiện trưng bày rất nhiều hiện vật phản ánh lịch sử và văn hóa của người Việt. Không gian trưng bày được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực phản ánh một giai đoạn lịch sử và có chủ đề riêng, cụ thể như sau:
Khu vực thời Nguyên thủy đến thời Nguyễn
Các phòng trưng bày hiện vật bao gồm:
- Phòng 1 – Lịch niên (Từ 500.000 năm – 2.879 năm trước CN)
- Phòng 2 – Thời dựng nước và giữ nước 28.79 trước CN – 938)
- Phòng 3 – Thời kỳ cai trị Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009)
- Phòng 4 – Thời kỳ cai trị Lý (1009 – 1225)
- Phòng 5 – Thời vua Trần và Hồ (1226 – 1407)
- Phòng 9 – Thời cai trị Lê sơ – Mạc – Lê Trung Hưng (1428 – 1788)
- Phòng 10 – Thời khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1802)
- Phòng 12 – Thời vua Nguyễn cai trị (1802 – 1945)
Khu vực văn hóa phía Nam Việt Nam và một số nước châu Á
Các phòng trưng bày hiện vật văn hóa phía Nam Việt Nam và một số nước châu Á như sau:
- Phòng 6 – Nền văn hóa nghìn năm của Champa (Thế kỷ 2 – 17)
- Phòng 7 – Nền văn hóa Óc Eo miền Nam Việt Nam (Thế kỷ 1 – 7)
- Phòng 8 – Điêu khắc đá của người dân Campuchia (Thế kỷ 9 – 13)
- Phòng 13 – Sưu tập của nhà Dương Hà
- Phòng 14 – Gốm của một số nước châu Á khác
- Phòng 15 – Xác ướp Xóm Cải cùng các di vật khác
- Phòng 16 – Sưu tập của nhà sưu tập Vương Hồng Sển
- Phòng 17 – Văn hóa của các Dân tộc phía Nam Việt Nam
- Phòng 18 – Tượng Phật giáo của một số nước châu Á
Khu vực ngoài trời của bảo tàng
Khu vực ngoài trời của bảo tàng trưng bày các loại súng như súng thần công, máy bắn đá thời thượng cổ. Mỗi vũ khí có những câu chuyện đặc sắc riêng.
Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu trữ những di sản vật thể, giúp con người hiểu rõ hơn về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ trên của Vivu Việt Nam, bạn đã tìm được đường đi đến bảo tàng nhé! Hãy bắt đầu hành trình khám phá bảo tàng của mình thôi nào.